Giao Tiếp Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Giao Tiếp Trong Cuộc Sống

Giao tiếp là một kỹ năng vô cùng quan trọng mà bất kỳ ai cũng phải cần đến nó. Giao tiếp tốt giúp mọi chuyện trong cuộc sống diễn ra tốt đẹp đẹp hơn. Hãy cùng Vì Sự Học Là Trọn Đời tìm hiểu chi tiết hơn giao tiếp là gì? và những thông tin liên quan đến khía cạnh giao tiếp.
Giao tiếp là gì?
Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin giữa người với người thông qua nhiều phương tiện như lời nói, hành vi, thể hiện với ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ. Trong quá trình giao tiếp, bạn có thể nồng ghép những cảm xúc của bản thân để thể hiện rõ hơn ý kiến của mình.
Kỹ năng giao tiếp là quá trình giúp bạn truyền đạt thông điệp tới người cần lắng nghe. Và có sự phản hồi qua lại giữa bên nghe và bên nói nhằm diễn giải một mục đích nào giao tiếp nào đó. Khả năng nghe nói, quan sát và cảm thông là ba yếu tố quan trọng nhất giúp quá trình giao tiếp thành công.
Có hai hình thức giao tiếp:
- Giao tiếp trực tiếp: là giao tiếp face-to-face (mặt đối mặt)
- Giao tiếp gián tiếp: giao tiếp online qua điện thoại, email và mạng xã hội

Vai trò của giao tiếp trong cuộc sống
Giao tiếp có vai trò quan trọng nhất là kết nối người với người, giúp mọi người hiểu được các ý mà người nói muốn mang đến. Ngoài ra, giao tiếp còn có rất nhiều vai trò khác, hãy cùng xem chi tiết dưới đây.
1. Vai trò của giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày
Đầu tiên, giao tiếp giúp cải thiện các mối quan hệ bạn bè, người thân, đồng nghiệp,… Nó giúp truyền đạt những thông tin, giải quyết vấn đề hoặc chia sẻ, tâm sự để cùng hiểu nhau hơn. Mọi vấn đề trong cuộc sống sẽ được giải quyết nếu bạn có thể chia sẻ với một người nào đó.
Tiếp theo, bạn cũng có thể tận dụng khả năng giao tiếp tốt của mình để tạo thêm nhiều mối quan hệ mới. Đối với những người mới gặp thì việc có một khả năng giao tiếp tốt thực sự là một điều vô cùng tuyệt vời.
Người xưa có câu: “học ăn, học nói, học gói, học mở”. Vì vậy, việc học nói, học giao tiếp là một kỹ năng căn bản mà các bạn nên cải thiện hàng ngày. Khả năng giao tiếp sẽ giúp bạn có được nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống.
2. Vai trò của giao tiếp trong tâm lý học
Ở trong tâm lý học, giao tiếp cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển tính cách con người. Giao tiếp được hình thành và rèn luyện từ nhỏ. Từ bé chúng ta đã phải nói để thể hiện ý kiến mong muốn của mình với mọi người. Cách chúng ta giao tiếp cũng thể hiện phần nào tính cách của mỗi người.
Ngòai ra, việc tìm đến các nhà tâm lý học thì giao tiếp cũng đóng một vai trò quan trọng. Để giải quyết các vấn đề về tâm lý cho bệnh nhân, các bác sĩ tâm lý học cần có một cách giao tiếp riêng dành cho họ.
3. Vai trò của giao tiếp trong công việc
Trong công việc, bất kỳ vị trí nào cũng cần có khả năng giao tiếp tốt. Nếu bạn là quản lý, tiếng nói của bạn sẽ vô cùng quan trọng. Bạn quản lý cả một nhóm nhân viên, dùng tiếng nói của mình để thúc đẩy nhân viên làm việc. Đôi khi, bạn cũng cần giao tiếp khéo léo để nhân viên làm việc hăng say hơn.
Đối với nhân viên, bạn cần phải học hỏi từ những người đồng nghiệp, từ những người sếp của mình. Nên kỹ năng giao tiếp đóng vai trò chủ chốt trong việc này. Hãy giao tiếp như nào để tạo các mối quan hệ tốt đẹp nhất với các đồng nghiệp và các quản lý của mình.

Làm thế nào để giao tiếp hiệu quả?
Biết lắng nghe
Việc lắng nghe vô cùng cần thiết trong các cuộc giao tiếp. Như chúng ta vẫn thường hay nói “người nói phải có người nghe”. Việc lắng nghe thể hiện sự tôn trọng với người đối diện. Người nói sẽ vô cùng cảm thấy phấn khích, và sẽ có hứng thú chia sẻ với bạn nhiều điều bổ ích hơn.
Để thể hiện rằng bạn đang lắng nghe câu chuyện của họ, bạn hay lắng nghe chăm chú, không được để tâm đến mọi thứ xung quanh. Cùng với sự lắng nghe chăm chú, bạn có kết hợp với ngôn ngữ của cơ thể như gật đầu, mình cười, vỗ tay,… Đặc biệt, không nên dùng điện thoại khi đang nói chuyện với người khác nhé.
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Ngôn ngữ cơ thể là một công cụ giúp bạn nâng cao hiệu quả của các cuộc giao tiếp. Khi nói chuyện trực tiếp, người nói sẽ để ý đến từng dáng vẻ, cử chỉ, điệu bộ của ánh mát, tay chân,.. của bạn. Bởi vì những điều này luôn đập vào mắt họ khi nói chuyện.
Vì vậy, bạn nên điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể cho phù hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp. Điểm cộng là nên nhìn vào điểm trên mắt của người đối diện. Gật đầu để thể hiện sự đồng ý. Và lưu ý không dùng tay chỉ trỏ vào người khác khi trò chuyện.
Điều chỉnh tone giọng nói
Tùy thuộc vào các đối tượng giao tiếp, bạn thiết lập phong cách và hình thức giao tiếp cho phù hợp. Ví dụ như đối với người trên bạn (sếp, người lớn tuổi) bạn nên nói chuyện với một giọng điệu tôn trọng, lịch sự. Còn đối với bạn bè thân quen, thì có thể thoải mái hơn.
Nhớ tên người đối diện
Việc nhớ tên người đang trò chuyện với bạn nhanh chóng thực sự là một việc ghi điểm mạnh. Điều này đã được kiểm chứng ở rất nhiều trường hợp. Nó sẽ làm cho người đối diện cảm thật vui vẻ hơn, cảm thấy họ quan trọng trong mắt bạn. Điều này sẽ gây thiện cảm tốt hơn với người nói chuyện cùng.
Sự tôn trọng
Sự tôn trọng người đối diện luôn là một yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ cuộc trò chuyện nào. Hãy thể hiện sự tôn trọng bạn bằng việc không làm gián đoạn trong lúc họ đang nói. Bạn nên tắt chuông điện thoại khi trò chuyện. Hoặc là, hãy chọn trang phục phù hợp đẹp mà không nên hở hang để tạo sự tôn trọng cho người đối diện.
Vừa rồi, Vì Sự Học Là Trọn Đời đã giải đáp chi tiết về giao tiếp là gì? và mọi vấn đề hữu ích liên quan đến giao tiếp trong cuộc sống thường ngày. Bạn đã thấy được tầm quan trọng của nó rồi phải không nào? Hãy cải thiện kỹ năng này để đạt được nhiều thành công trong cuộc sống nhé!