Công Thức Tính Điện Trở Song Song – Kèm Bài Tập [Có Lời Giải]

Điện trở là gì?
Trước khi biết cách tính điện trở song song là gì, bạn nên nắm rõ khái niệm điện trở là gì. Công dụng chính của điện trở là một loại linh kiện có nhiệm vụ điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch. Điện trở còn dùng để chia điện áp, kích hoạt một vài linh kiện điện tử tự động.
Tiếp đến, điện trở có chức năng phân tán năng lượng đi đến từng động cơ để giúp chúng hoạt động. Các điện trở này thường có trở kháng cố định, ít bị thay đổi bởi yếu tố nhiệt độ và điện áp hoạt động.
Điện trở là đại lượng vật lý đặc trưng cho tính chất cản trở dòng điện của các vật liệu. Nó được định nghĩa là tỉ số của hiệu điện thế giữa hai đầu vật thể đó cùng với cường độ dòng điện đi qua nó.
R=U/I
Trong đó:
- U: là hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn điện, được đo bằng đơn vị Vôn (V).
- I: là cường độ dòng điện đi qua vật dẫn điện, được đo bằng đơn vị Ampe (A).
- R: điện trở vật dẫn điện, được đo bằng đơn vị Ohm (Ω).
Đơn vị của điện trở
Đơn vị đo của điện trở là Ohm và được ký hiệu là SI. Đơn vị Ohm được đặt theo tên của người phát minh ra định luận này là nhà Vật lý người Đức – Georg Simon Ohm.
1 tương đương với vôn và ampe.
Ngoài Ohm thì ta có thể đổi sang những đơn vị khác của điện trở nhưng có giái trị nhỏ hơn. Cụ thể là (Ohm), m (milliohm), K (kilohm), M (Megohm).
- 1 mΩ = 0.001 Ω
- 1KΩ = 1000 Ω
- 1MΩ = 1000 K Ω = 1000.000 Ω.
Công thức tính điện trở song song
1. Công thức tính
Tổng điện trở tương đương của điện trở song song R Tổng được cho bởi:

Vì vậy, khi bạn thêm các điện trở song song, tổng điện trở bị giảm (Nhìn vào công thức ta thấy, tổng điện trở song song tỉ lệ nghịch với các điện trở R1, R2, R3).
Các trường hợp đặc biệt có 2, 3 điện trở ta có thể áp dụng 2 công thức tính nhanh dưới đây:
2. Cách tính R trong định luật Ohm
Dòng điện I của ampe kế (A) bằng điện áp V của điện trở tính bằng vôn (V) chia cho điện trở R tính bằng ohms (Ω):

Công suất tiêu thụ của điện trở P tính bằng watt (W) bằng với I hiện tại của điện trở trong ampe (A) lần điện áp V của điện trở tính bằng vôn (V):
P = I × V
Công suất tiêu thụ của điện trở P tính bằng watt (W) bằng với giá trị bình phương của dòng điện I của điện trở trong ampe (A) nhân điện trở R của điện trở trong ohms (Ω):
P = I 2 × R
Công suất tiêu thụ của điện trở P tính bằng watt (W) bằng với giá trị bình phương của điện áp V của điện trở tính bằng vôn (V) chia cho điện trở R của điện trở trong ohms (Ω):
P = V 2 / R
Một số bài toán về điện trở song song
Bài tập 1: Cho điện trở R1 = 10 Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa là 2A, và R2 = 5 Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa là 1A. Tính hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào 2 đầu đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc song song?
Lời giải
R1 = 10 Ω, I1max = 2A
R2 = 5 Ω, I2max = 1A
Hiệu điện thế tối đa đặt vào 2 đầu điện trở R1 là:
U1max = R1.I1max = 10.2 = 20V
Hiệu điện thế tối đa đặt vào 2 đầu điện trở R2 là:
U2max = R2.I2max = 5.1 = 5V
Bởi 2 điện trở mắc song song nên hiệu điện thế giữa 2 đầu các điện trở phải bằng nhau. Do vậy hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào 2 đầu đoạn mạch là:
Umax = U2max = 5V
Bài tập 2: hai điện trở R1, R2 = 3R1 được mắc song song với nhau. Khi tính theo R1 thì điện trở tương đương của đoạn mạch bằng bao nhiêu?
Lời giải
Ta có điện trở tương đương tính theo R1 là:

Bài tập 3: Cho một hiệu điện thế U = 1,9V và hai điện trở R1 , R2. Nếu mắc nối tiếp hai điện trở này vào hiệu điện thế U thì dòng điện đi qua chúng có cường độ I1 = 0,3A. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch lúc này?
Lời giải
R1 nối tiếp R2 nên điện trở tương đương của đoạn mạch là:
Rnt = R1 + R2 = U/I = 1,9/0,3 = 6,3 Ω
Bài tập 4: Cho hai bóng đèn khi sáng bình thường có điện trở lần lượt là R1=7,5Ω và R2=4,5Ω. Cho dòng điện chạy qua hai đèn đều có cường độ định mức cụ thể là I=0,8A. Hai đèn này được mắc nối tiếp với nhau và với một điện trở R3 để mắc vào hiệu điện thế U=12V.
a. Tính giá trị của R3 để hai đèn sáng bình thường, các giả thiết được cho như đầu bài.
b. Nếu điện trở R3 được quấn bằng dây Nicrom có điện trở suất 1,10.10-6Ω.m và có chiều dài là 0,8m. Hãy tính tiết diện của dây dẫn làm bằng chất lượng Nicrom này:
Lời giải:
a) Điện trở toàn mạch (tương đương) là:
Rtd = UI = 120,8 = 15Ω
Để đèn chiếu sáng bình thường thì giá trị của R3 phải là: R3 = 15 – (7,5 + 4,5) = 3Ω
b) Tính tiết diện của dây Nicrom:
Vận dụng công thức tính điện trở suất và các mối liên hệ giữa S, l và điện trở suất ta có diện tích mặt cắt của dây Nicrom là:
S = ρlR = 1,1.10 – 6.0,83 = 0,29.10 – 6m2 = 0,29mm2.
Qua bài viết trên của Vì Sự Học Là Trọn Đời, các bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích về điện trở và công thức tính điện trở song song. Hy vọng các bạn có thể tự tin với các bài tập liên quan đến điện trở này.